Đầu tiên, nứa được cưa ra từng đoạn ngắn, ngâm nửa năm dưới suối, sau đó mới chẻ nhỏ, hong tiếp ba tháng trên khói bếp. Những công đoạn cầu kì này giúp tăm hương khô, giòn và cháy đượm. Ngoài ra những người thợ thủ công lành nghề của Hoàng Tước khi chẻ phải đảm bảo tăm hương có một phần cật cùng một phần bụng, để khi thắp, phần bụng non cháy trước, phần cật già sẽ uốn cong theo để hương đậu tàn đẹp mắt.
Làm từ cây nứa trưởng thành từ 4 đến 5 năm tuổi của vùng núi cao Hoà Bình, Lai Châu
Rễ hương bài – thành phần chính của lõi hương - trồng ở vùng bán sơn địa như Quỳnh Lưu, Thanh Chuơng,… bởi đặc tính sinh học của cây hương bài thì vùng đất càng cằn cỗi, khắc nghiệt bao nhiêu thì lại cho ra bộ rễ có mùi vị thơm ngọt, toả hương tốt bấy nhiêu. Rễ hương bài sau khi sơ chế, tuyệt đối không được dùng máy để xay nhỏ mà phải được băm vụn bằng dao sắc để dễ bén lửa nhưng không mất đi tinh dầu trong rễ cây.
Hương bài Hoàng Tước khi thắp lên mang mùi thơm ngọt dịu nhẹ của rễ cây hương bài, cam thảo; nồng ấm của quế, hồi; thiêng liêng của thảo quả, đinh hương